Thước cặp điện tử hay thước cặp nói chung thì chọn lựa thế nào? Thước kẹp điện tử có bao nhiêu loại? Độ chính xác ra sao? Cách sử dụng? Giá bao nhiêu tiền? Để rộng đường tìm hiểu, tôi nêu ra đây vài điểm, các bậc cao huynh tham gia góp ý kiến. Thước cặp có nhiều loại khác nhau và chúng cứ na ná giống nhau. Mỗi loại thường khác nhau một vài tính năng hoặc tính chất vật lý nào đó. Tựu chung lại thì thước sẽ cặp hoặc kẹp một cái gì đó, sẽ khác nhau về tiêu chuẩn bảo vệ IP. Tiêu chuẩn này cho ta biết thước có thể chống được bụi bám bẩn hay không? Có chống nước lạnh không? Có chống rơi rớt hay không? Chịu nhiệt độ cỡ nào?.v.v. Ở đây ta tạm bỏ qua thang đo và độ chính xác, vì đương nhiên phải biết thông số này thì mới chọn được cái mình cần.
Thước có chống được nước lạnh hay không?
Tại sao lại phải chống được nước lạnh? Để lý giải cho các câu hỏi này, ta có thể hiểu đơn giản là vì thước cặp được dùng nhiều trong quá trình gia công cơ khí cắt gọt. Gia công các chi tiết máy cần đến máy công cụ có tốc độ dao lớn, tốc độ dao lớn sinh ra nhiệt. Quá trình đó phải được làm mát. Người thợ gia công cần kiểm tra phôi qua các thông số đo vật lý khác nhau và vì thế thước cặp tiếp xúc với nước làm mát. Khi tiếp xúc với nước làm mát, không khí chứa trong các khoang rỗng của thước có hơi nước và chúng sẽ ngưng tụ bên trong thước. Tích luỹ nhiều ngày nước ngưng tụ này sẽ làm hư thước. Đây chỉ là một lý do hay nguyên nhân thước cần phải chống được nước lạnh. Còn rất nhiều trường hợp khác nữa các bạn có thể tham khảo đâu đó trên google. Thước cặp điện tử chống thấm nước, chống môi chất lạnh theo tiêu chuẩn DIN 40050/IEC 60529. Hầu hết thì các thước của các hãng khác nhau đều bám theo các tiêu chuẩn này. Đạt được đến bao nhiêu và độ bền cỡ nào thì nó thuộc bí quyết và trình độ gia công, chế tác của từng hãng.
Thước cặp có 1 hay 2 ngàm cặp?
Thước cặp có thay tháo lắp ngàm cặp được hay không? v.v Và như thế chúng được biến thể thành nhiều loại khác nhau. Tuỳ theo ứng dụng khác nhau, người dùng có thể chọn cho mình loại tương ứng phù hợp với ứng dụng thực tế. Ngàm cặp của thước là một thông số quan trọng cần được quan tâm khi ra quyết định mua thước. Thông thường thì các thước sẽ giống nhau cơ bản, chúng sẽ khác nhau ở thông số chiều dài ngàm cặp, độ sâu ngàm cặp chính. Ngàm cặp phụ đôi khi cũng cần để ý tới vì chúng cho biết khe hẹp nhỏ nhất mà ngàm có thể lách vào. Ngoài ra thước cặp điện tử còn được phân loại ở phương thức hãm hay chốt giữ vị trí đo. Tuy không quá quan trọng nhưng nó thực sự ảnh hưởng tới thói quen sử dụng và phương pháp đo lường.
Thước cặp thường được kết hợp với đo sâu thông qua chuôi thước.
Nghe đơn giản vậy nhưng cũng được chia thành 2 loại là chuôi có thiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật. Thông tin này thực sự cần thiết đối với người sử dụng, nó có vẻ chẳng được quan tâm lắm bởi người đi mua hàng. Trước khi quyết định, bạn cũng tham khảo qua người sử dụng sau cùng tiêu chí kỹ thuật này. Thật không may nếu lỗ cần đo sâu hình tròn mà ta lại có cây thước với chuôi hình chữ nhật thì có mà đo bằng niềm tin à?… :-). Một số thước cặp được sản xuất theo chuẩn Sylvac Electronic.
Truyền dẫn dữ liệu tầm gần theo các giao thức truyền thông USB hoặc RS232.
Hầu hết các thước cặp điện tử đều sử dụng chung một loại pin phổ thông đễ tìm kiếm trên thị trường. Cá biệt có một số loại thước dùng pin sạc, tuy nhiên nó không quá quan trọng nên bạn không cần để ý. Cần quan tâm đến chi tiết màn hình chỉ thị có đèn chiếu sáng nên hay không? Nếu sử dụng trong môi trường có nguồn sáng yếu hoặc quá sáng thì chi tiết có đèn chiếu sáng nền (backlit = backlight = background light) cần được quan tâm. Ngàm kẹp cao cấp, chắc chắn, kẹp phôi tròn, phôi vuông và các dạng hình học cơ bản. Đuôi thước cặp có ty đo độ sâu dạng thanh tròn hoặc bản chữ nhật. Công nghệ cảm biến thông minh (S.I.S) = SIS = Smart Inductive Sensor. Tự động ngắt nguồn khi lâu không tác động. Tự động chuyển sang chế độ chờ để tiết kiệm pin. Thước cặp điện tử có thể cái đặt vị trí ZERO tại bất cứ vị trí nào. Hoán chuyển đơn vị đo lường mm/inch. Hiệu chuẩn thước cặp điện tử: Hiệu chuẩn thước là việc tất yếu phải làm. Sau một thời gian sử dụng thì thước sẽ cho trị số đo sai lệch với chuẩn. Tức là kết quả đo không còn tin cậy nữa (nếu có dung sai). Việc hiệu chuẩn sẽ mang lại cho thước độ tin cậy cao hơn. Giá trị đo lường đạt các tiêu chuẩn để ra. Ở nước ta thì thường đem đến các trung tâm kiểm định được chấp thuận hay có quy trình quy phạm đáp ứng việc hiệu chuẩn.
Chi phí kiểm định trong nước cũng rẻ hơn kiểm định ở nước ngoài.
Đôi khi hàng mới theo tiêu chuẩn rồi nhưng vẫn phải kiểm định rồi mới cho đưa vào sử dụng. (Việc họ làm gì bạn không thể biết, chỉ nhìn thấy cái tem sau khi đã mất một khoản phí). Hơn ai hết người sản xuất ra cây thước chính là người hiểu về nó nhất. Đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc tế thông qua các quy trình gia công, kiểm tra chất lượng. Đặc biệt là thiết bị chuẩn để hiệu chuẩn cây thước bạn có. Nhà sản xuất Vogel-Germany cũng đưa ra các tiêu chí và có phương tiện để hiệu chuẩn hay kiểm chuẩn. Với một khoản phí nhất định khi có yêu cầu.